Nguyên nhân, biến chứng và phân loại bệnh tiểu đường

Đăng ngày 07/02/2020 10:58 AM

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat, mỡ và protein khi các hoocmon insulin của tụy bị yếu hay suy giảm tác động trong cơ thể. Việc này có thể dẫn tới lượng đường có trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Từ nguyên nhân này mà sau khi máu được lọc và thải các chất cặn bã ra ngoài bằng đường nước tiểu sẽ chứa một lượng đường nhất định, đây là lý do vì sao người ta gọi đây là căn bệnh tiểu đường.

 

 

Phân biệt các loại bệnh tiểu đường và triệu chứng bệnh

 
1. Tiểu đường tuýp 1: Phần lớn nguyên nhân gây nên loại này là nguyên nhân tự miễn, đây là hậu quả của trình trạng tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone isulin có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.         

Triệu chứng Tiểu đường tuýp 1 thường bao gồm: uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Thông thường, đây là dấu hiệu 80-90% tế bào beta tụy bị hư hại.

Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 7-10% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Trước đây, loại bệnh này thường xuất hiện trung bình ở lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, gần đây lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá hơn.

 

2. Tiểu đường tuýp 2: thường được gọi là tiểu đường tuổi trung niên và chiếm tỷ lệ gần 90% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên nhân chính của bệnh liên quan đến tình trạng kháng insulin và sự giảm bài tiết insulin. Bệnh xảy ra cũng do một số yếu tố liên quan khác như các bệnh liên quan đến ruột, gan, thận, thần kinh…

Loại này thường xuất hiện ở người cao tuổi, những người trong tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, cao huyết áp, tiền căn có người thân bị tiểu đường, phụ nữ sinh con nặng trên 4 kg, hoặc các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết

Tiểu đường tuýp 2 thường ít có triệu chứng hơn. Thông thường, bệnh nhân được phát hiện thông qua các dấu hiệu như đột nhiên sụt cân, đi khám sức khỏe, xét nghiệm đường huyết phát hiện bệnh. Cứ khoảng 50% người bệnh tuýp 2 thì có ít nhất một người bị biến chứng của tiểu đường do không phát hiện bệnh sớm.

 

3. Tiểu đường thai kỳ: được xem là tiểu đường xuất hiện sau tuần thứ 24 của thai kỳ. Nguyên nhân thường do tình trạng kháng insulin xảy ra trong thai kì. Bệnh có thể được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị cụ thể nếu thai phụ thường xuyên đi khám thai định kì. Bệnh tiểu đường thai kì khiến thai nhi có thể bị dị tật, thai to, dễ sẩy thai, khó sinh…

Tầm soát tiểu đường thai kỳ rất cần thiết cho tất cả các phụ nữ mang thai tuần thứ 24 trở đi.

 

4. Tiểu đường thứ phát: thường xảy ra do các khiếm khuyến về gen, tiểu đường do các bệnh lý nội khoa, do việc sử dụng thuốc. Việc phát hiện bệnh qua kiểm tra đường huyết và có phác đồ điều trị phù hợp có thể giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng.

 

Nhìn chung, việc phát hiện bệnh lý tiểu đường có thể dựa vào các triệu chứng một phần nhỏ. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, cần phải thực hiện kiểm tra đường trong máu, hoặc nghiệm pháp dung nạp đường, cũng như xét nghiệm HbA1c.

Người bệnh tiểu đường nên tuân thủ phác đồ điều trị và nên thường xuyên khám tầm soát các biến chứng.

 

Bệnh nhân Tiểu đường tuýp 1 nên khám tầm soát các biến chứng mắt và thận để kiểm soát các biến chứng tiểu đường tốt hơn.

Bệnh nhân Tiểu đường tuýp 2 nên khám tầm soát ngay các biến chứng trong lần chẩn đoán đầu tiên và định kỳ hàng năm hay ngắn hơn tùy theo sự theo dõi biến chứng.

Điều trị tiểu đường luôn song hành điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và sử dụng thuốc

Bạn cần có kiến thức nhất định về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường và chế độ tập luyện phù hợp. Dinh dưỡng là yếu tố cực kì quan trọng, đóng góp vai trò rất lớn trong việc bình ổn các chỉ số đường huyết

 

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn ăn uống, không ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, dễ làm ảnh hưởng đến mức đường huyết sau khi ăn.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung sữa cho người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết thấp, sử dụng đường hấp thu chậm như Palatinose để bình ổn chỉ số đường huyết, cộng thêm chất xơ giúp tăng khả năng hấp thu, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

 

Bệnh tiểu đường là căn bệnh âm thầm nhưng hết sức nguy hiểm, gây nhiều biến chứng. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên và tuân thủ điều trị góp phần thành công trong kiểm soát bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh viêm khớp
Không có một chế độ ăn uống phù hợp cho tất cả các bệnh viêm khớp. Chế độ ăn uống tốt nhất là chế độ ăn uống phù hợp nhất với bạn. Làm thế nào để bạn biết những gì để ăn và những gì để tránh? Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn hiệu quả nhất về chế độ ăn uống giúp bạn cảm thấy khỏe và sống khỏe.
7 lưu ý “vàng” khi đổi sữa bột cho bé mẹ cần lưu ý
Do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở từng giai đoạn phát triển là khác nhau nên việc mẹ phải đổi sữa bột cho bé là điều cũng bình thường và không có gì khó hiểu, song các mẹ cũng cần lưu ý 7 điều sau
Trẻ em nên uống sữa ít chất béo hay sữa nguyên chất ?
Do tình trạng béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng, các bậc cha mẹ đôi khi tự hỏi loại sữa nào là tốt nhất cho con mình, đặc biệt là khi quan tâm đến hàm lượng chất béo. Sữa nguyên kem có rất nhiều chất béo so với sữa ít béo và sữa không béo, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Uống sữa trước khi ngủ có gây béo không?
Nhiều người thường có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, có một số người lại cho rằng, thói quen đấy sẽ khiến cơ thể dễ tăng cân, béo phì.
Không dung nạp lactose và dị ứng sữa: Khác biệt là gì?
Cả chứng không dung nạp lactose và dị ứng sữa đều có thể khiến bạn tránh các sản phẩm từ sữa, nhưng chúng không giống nhau. Dưới đây là cách phân biệt và cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng.
Bí kíp vàng giúp tăng cân hiệu quả cho người gầy
Muốn tăng cân nhanh, không có cách nào khác là ăn uống lành mạnh, đủ chất, tuyệt đối không bỏ bữa, bổ sung đúng và đủ nguồn dinh dưỡng...
Cách pha sữa cho bà bầu đảm bảo dưỡng chất và hiệu quả
Cách pha sữa bà bầu trong thời kì mang thai là vô cùng quan trọng, dù chọn được sữa bầu tốt đến mấy mà không được pha và uống đúng cách...
Nuôi con bằng sữa mẹ có phải là lựa chọn tốt nhất?
Từ trước đến giờ, sữa mẹ luôn được đánh giá là sản phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất với nguồn dinh dưỡng vô tận dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Sữa nguyên kem có tốt cho trẻ
Sữa nguyên kem là sữa được chế biến từ 100% nguyên liệu sữa bò tươi nguyên chất, mà không có thêm bớt bất kỳ chất nào có trong sữa bò....
Sữa không đường tách béo cho bà bầu
Mối lo ngại về tăng cân quá mức, tiểu đường thai kì hay thậm chí là làm sao để chất bổ vào con mà không vào mẹ…luôn được các bà mẹ trẻ quan tâm trên các diễn đàn mạng hiện nay. Một phần vẫn còn thiếu kiến thức về các loại dinh dưỡng bổ sung, một phần vì sợ “béo” nên rất nhiều mẹ trẻ không dám uống sữa cho bà bầu.
Loãng xương nên ăn gì ? chế độ dinh dưỡng cho người loãng xương
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hiện nay là loại bệnh khá phổ biến đối với lứa tuổi trung niên. Đây là hiện tượng...
Thực đơn dinh dưỡng cho người gầy như thế nào?
Với một chế độ tăng cân lành mạnh, bạn không thể bỏ qua 3 bữa ăn chính mỗi ngày với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là protein...
Thực đơn cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng
Lời khuyên cho mẹ lúc này là nên lên thực đơn với những món ăn vặt có giá trị dinh dưỡng như sữa chua, trái cây,… đồng thời lập thời gian ...
Nên uống canxi vào lúc nào để tối ưu hiệu quả hấp thu, giúp phòng ngừa loãng xương
Trong cơ thể con người, canxi là nguyên tố năng động bậc nhất và đứng thứ 5 trong các nguyên tố quan trọng nhất. Đây cũng là thành phần...
Những sai lầm về dinh dưỡng và thói quen dùng sữa cho người già
NHỮNG SAI LẦM VỀ DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN DÙNG SỮA TỐT CHO NGƯỜI GIÀ KHI BƯỚC QUA TUỔI 50, NGƯỜI LỚN TUỔI THƯỜNG GẶP PHẢI CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE VÀ THIẾU HỤT DINH DƯỠNG.
17 món ăn cho trẻ từ 6-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng chậm lớn phục hồi, tăng cân lành mạnh
Suy dinh dưỡng là nguyên nhân chính khiến cơ thể trẻ bị thiếu nhiều vi chất cơ bản như kẽm, vitamin A, B, C, D, canxi, sắt, i-ốt, selen từ đó làm chậm quá trình tăng trưởng
Vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường ?
Vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong điều trị bệnh tiểu đường Đúng với lời khuyên “bếp ăn đi trước, tủ thuốc đi sau”, dinh dưỡng đóng...
Zalo